Địa chỉ: 236B Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, TP. HCM
Email: tracdiabando@hcmunre.edu.vn
Hotline: 028 399 14215
Trường đại học tài nguyên và môi trường TP Hồ Chí Minh
Khoa trắc địa, bản đồ và công trình
Thông Báo Xem thêm >>
line TB

Giới thiệu

  • 24/06/2022

Ngành Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ (7520503)

 

1. Nhu cầu

Trong những năm gần đây, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ thế giới, ngành Kỹ Thuật Trắc Địa - Bản Đồ cũng đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Một mặt, công nghệ thông tin và công nghệ vệ tinh phát triển đã tạo ra những đột phá trong ngành đo đạc bản đồ. Công nghệ 3S (GIS, RS, GNSS) đã nâng vị thế của ngành, không chỉ là một khoa học truyền thống mà là một ngành hiện đại. Mặt khác, sự xuất hiện các phần mềm và công nghệ mới đã giảm mạnh nhu cầu lao động thủ công nhưng lại tăng cao nhu cầu nhân lực chất lượng cao. Nói một cách khác, nhu cầu nhân lực không giảm nhiều về số lượng nhưng thay đổi về cơ cấu (giảm kỹ thuật viên phổ thông, tăng tính chuyên nghiệp):

Về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, lĩnh vực Trắc địa Bản đồ trở nên rộng lớn, từ việc thu thập các dữ liệu không gian trên mặt đất đến việc sử dụng các phương tiện thám sát từ xa, nhu cầu dữ liệu cũng trở nên đa dạng, không chỉ cung cấp “nguyên liệu thô” mà phải xử lý để giải quyết các bài toán thực tiễn ở nhiều lĩnh vực.

Về các kỹ năng khác, bên cạnh các kiến thức và kỹ năng chuyên môn, khả năng sử dụng ngoại ngữ, khả năng thích ứng với môi trường, khả năng tự học, sáng tạo và phát triển là những yếu tố cần được rèn luyện cho người học trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh và không ngừng như hiện nay.

2. Giới thiệu

Ngành “Kỹ Thuật Trắc Địa - Bản  Đồ”là một ngành khoa học và công nghệ bao gồm nhiều lĩnh vực hấp dẫn như: Định Vị Vệ Tinh, Viễn Thám, Trắc Địa – Địa Chính, Trắc Địa – Công Trình và Hệ Thống Thông Tin Địa Lý (GIS)…

Chương trình đào tạo ngành Trắc Địa - Bản Đồ bao gồm 4 năm thực học và được chia thành 3 chuyên ngành chính:

+ Trắc Địa Công Trình.

+ Kỹ Thuật Địa Chính.

+ Công Nghệ Thông Tin Địa Lý

3. Mục tiêu

Sinh viên học ngành này sẽ theo một trong ba chuyên ngành với các mục tiêu cụ thể của từng chuyên ngành như sau:

Chuyên ngành Trắc địa công trình

  • Về kiến thức: Cung cấp kiến thức chuyên sâu về công tác trắc địa công trình cụ thể là công tác trắc địa trong xây dựng các công trình dân dụng, giao thông vận tải, thủy lợi, công trình ngầm, quan trắc biến dạng công trình, lắp thiết bị các dây chuyền công nghiệp,…

  • Về kỹ năng: Trang bị cho sinh viên các công nghệ đo vẽ, khảo sát công trình, tính toán trong trắc địa, có khả năng chỉ đạo kỹ thuật đo đạc thi công các công trình, đo vẽ hoàn công, đo lặp trắc địa để khảo sát biến dạng công trình. Trang bị kỹ năng để vận dụng các phần mềm chuyên dụng xử lý số liệu đo đạc trắc địa cho các bài toán của trắc địa công trình. 

Chuyên ngành Kỹ thuật địa chính

  • Về kiến thức:  Cung cấp kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực trắc địa địa chính, kỹ thuật thành lập bản đồ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính. Cung cấp kiến thức chuyên môn về quản lý đất đai, xây dựng bản đồ chuyên đề về đất đai, các kiến thức để thực hiện thống kê, kiểm kê sử dụng đất, thực hiện các thủ tục đăng ký đất đai…
  • Về kỹ năng: Trang bị cho người học khả năng sử dụng công nghệ và kỹ năng thực hành phục vụ đo đạc thành lập bản đồ địa chính và một số loại bản đồ chuyên đề phục vụ công tác quản lý đất đai.

Chuyên ngành Công nghệ thông tin địa lý

  • Về kiến thức: Cung cấp kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật bản đồ số, thông tin địa lý và phân tích không gian. Cung cấp kiến thức về kỹ thuật viễn thám.

  • Về kỹ năng: Trang bị kỹ năng để thực hiện việc thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu viễn thám. Trang bị cho người học khả năng sử dụng công nghệ và kỹ năng thực hành để xây dựng các loại bản đồ, thu thập và xây dựng cơ sở dữ liệu không gian từ các nguồn khác nhau (đo đạc trực tiếp, viễn thám…) khả năng sử dụng GIS để giải quyết những bài toán liên quan đến không gian.

4. Công việc sau khi tốt nghiệp

  • Xây dựng lưới khống chế tọa độ, độ cao ở các cấp hạng khác nhau.

  • Đo đạc bản đồ địa hình trên cạn.

  • Đo đạc bản đồ địa hình đáy biển.

  • Đo đạc bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính.

  • Đo đạc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

  • Định vị tim, trục công trình xây dựng nhà, cầu, đường, khu công nghiệp, giàn khoan dầu khí.

  • Quan trắc biến dạng công trình xây dựng ở giai đoạn thi công và giai đoạn tiền sử dụng.

  • Thành lập bản đồ, dữ liệu địa lý từ ảnh chụp hàng không, ảnh chụp viễn thám.

  • Xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý GIS.

5. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp

  • Các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Sở Tài Nguyên Môi Trường, Phòng Tài Nguyên Môi Trường, Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất…

  • Cơ quan làm công tác đo đạc bản đồ như: Công Ty Tài Nguyên Môi Trường Miền Nam, Công Ty Trắc Địa Bản Đồ (Bộ Quốc Phòng), các doanh nghiệp tư nhân hoạt động về lĩnh vực đo đạc bản đồ…

  • Các công ty xây dựng công trình giao thông, thủy lợi, công nghiệp…

  • Các trung tâm viễn thám, GIS như: Sở Khoa Học Công Nghệ, Trung tâm thông tin của Bộ, của sở Tài Nguyên môi trường, Trung tâm viễn thám…

6. Một số trường đào tạo trong nước

Nước ta hiện nay có rất nhiều trường đại học đào tạo KỸ SƯ “NGÀNH TRẮC ĐỊA – BẢN ĐỒ” điển hình như:

Ngoài ra còn một số trường đại học, cao đẳng và trung cấp khác cũng có đào tạo ngành học này. Tuy nhiên vần đề chất lượng sau khi ra trường vẫn còn là vấn đề lớn cần được quan tâm hơn nữa.

7. Triển vọng phát triển của ngành Kỹ sư Trắc địa

Theo thông tin về Kỹ sư Trắc địa từ Bộ Thống Kê Lao Động Mỹ (2016):

 “Số lượng tuyển dụng kỹ sư trắc địa được dự kiến sẽ tăng 25% từ 2010 đến 2020, nhanh hơn so với mức trung bình của tất cả các ngành nghề. Sự gia tăng này là từ nhu cầu xây dựng tăng liên quan đến việc cải thiện cơ sở hạ tầng.

Nhu cầu về dịch vụ khảo sát truyền thống gắn chặt với hoạt động xây dựng và cơ hội sẽ thay đổi tùy theo năm và khu vực địa lý, tùy thuộc vào điều kinh tế địa phương. Khi mua bán bất động sản và xây dựng chậm lại, kỹ sư trắc địa có thể phải đối mặt với sự canh tranh lớn hơn cho công việc. Tuy nhiên do kỹ sư trắc địa có thể làm việc trên nhiều loại khác nhau của dự án, họ có thể có công việc ổn định hơn so với những người khác khi nhu cầu xây dựng giảm

Số lượng các công ty quan tâm đến thông tin địa lý và ứng dụng của nó ngày càng gia tăng. Ví dụ, một hệ thống thông tin địa lý (GIS) có thể sử dụng để tạo bản đồ và thông tin cho các kế hoạch khẩn cấp, an ninh, tiếp thị, quy hoạch đô thị, thăm dò tài nguyên thiên nhiên, xây dựng và các ứng dụng khác. Kỹ sư trắc địa sẽ là cần thiết vì lý do pháp lý để xác minh tính chính xác của dữ liệu và thông tin thu thập để đưa vào GIS” (nguồn https://apusvietnam.com/thong-tin-ve-ky-su-trac-dia-tu-bo-thong-ke-lao-dong/).

 

Ngành Quản lý đô thị và công trình (7580106)

Ngành Quản lý đô thị và công trình được mở tại Trường Đại học Tài nguyên & Môi trường TP.HCM theo quyết định số 153/QĐ-TĐHTPHCM ngày 22/02/2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tài nguyên & Môi trường TP.HCM.

Giới thiệu ngành Quản lý đô thị và công trình

1. Giới thiệu chung về ngành Quản lý đô thị và công trình

Ngành Quản lý đô thị và công trình (Mã ngành: 7580106) thuộc Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học (Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2017/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Quản lý đô thị và công trình là việc lập và xây dựng các chính sách, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan đô thị và vùng ven đô, quản lý hạ tầng và môi trường đô thị, chính sách phát triển kinh tế đô thị và quản lý dự án xây dựng công trình đô thị. Ngành học cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng nền tảng về quản lý quy hoạch đô thị, công trình kiến trúc, công trình hạ tầng kỹ thuật trong đô thị.

Với thế mạnh của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh nói chung và Khoa Trắc địa bản đồ & GIS nói riêng (về mặt nhân lực, công nghệ, trang thiết bị đào tạo cũng như các mối quan hệ với Bộ - Ngành – Địa phương về đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực), người học sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu trong lĩnh vực quản lý quy hoạch, kiến trúc, hạ tầng, môi trường, kinh tế đô thị, và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị.

2. Mục tiêu của CTĐT Quản lý đô thị và công trình

Quản lý đô thị và công trình hướng đến chức năng đào tạo đội ngũ nhân lực có năng lực và trình độ thực thi công vụ và nghiệp vụ có tính chuyên nghiệp, bao gồm năng lực tư duy và năng lực triển khai công việc về quy hoạch, kiến trúc, hạ tầng, môi trường, kinh tế đô thị, và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị.

Kỹ sư chuyên ngành Quản lý đô thị và công trình có trình độ ngoại ngữ tốt, có kiến thức chuyên môn vững vàng, nắm bắt và giải quyết được các vấn đề khoa học công nghệ do thực tiễn đặt ra; Có tiềm năng để nắm bắt những tiến bộ khoa học hiện đại của thế giới, áp dụng vào các điều kiện thực tế của đất nước, góp phần đưa khoa học công nghệ quản lý đô thị đạt được trình độ ngang bằng hoặc hơn các trường Đại học trong nước và trong khu vực.

3. Chuẩn đầu ra của CTĐT Quản lý đô thị và công trình

3.1. Kiến thức

Kỹ sư Quản lý đô thị và công trình phải đạt được các chuẩn sau:

- Vận dụng kiến thức cơ bản của các môn lý luận chính trị để giải thích bản chất của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội; kiến thức pháp luật để giải quyết những vấn đề liên quan trong công tác chuyên môn và đời sống.

- Ứng dụng được các kiến thức cơ bản về toán, vật lý, tin học vào nghiên cứu các học phần tiếp theo về kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành, đồng thời vận dụng vào trong thực tiễn chuyên môn.

- Có kiến thức nền tảng vững chắc về hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị; Kỹ năng sử dụng các phương tiện, thiết bị, công cụ để thực hiện công tác quản lý kỹ thuật hạ tầng đô thị và công trình đô thị.

- Có kiến thức đầy đủ về đô thị, công trình đô thị, các hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị. 

- Có khả năng quản lý chuyên môn về Quản lý đồ án quy hoạch chung đô thị, Quản lý cấp thoát nước đô thị; Quản lý giao thông đô thị; Quản lý môi trường đô thị; Quản lý công trình ngầm đô thị …

- Có đủ kiến thức và kỹ năng để hiểu và ứng dụng các thiết bị mới, các công nghệ tiên tiến, các phần mềm ứng dụng mới trong lĩnh vực Quản lý hạ tầng đô thị và công trình đô thị.

3.2. Kỹ năng

- Kỹ năng ngoại ngữ: Có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh và trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, hoặc tương đương và có khả năng đọc hiểu, giao tiếp, tra cứu các tài liệu tiếng Anh chuyên ngành. 

Kỹ năng Tin học: có khả năng sử dụng công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản và sử dụng các phần mềm tin học ứng dụng trong thực hiện các nhiệm vụ về quản lý đô thị và công trình. 

Kỹ năng giải quyết vấn đề: Có kỹ năng và phương pháp tư duy độc lập, phân tích, tổng hợp để giải quyết các vấn đề một cách sáng tạo. 

Kỹ năng bản thân: Có kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp về chuyên môn, kỹ năng làm việc nhóm.

Kỹ năng chuyên môn: Vận dụng được các kỹ năng trong hoạt động chuyên môn như truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; chuyển tải kiến thức; thực hiện những nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp và đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành. 

Thực hiện được các kỹ năng: dẫn dắt, khởi nghiệp và điều hành để tạo việc làm cho mình và cho người khác.

3.3.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm

- Nhận thức được và tôn trọng tiêu chuẩn đạo đức chuyên môn, trung thực, có trách nhiệm, cầu tiến trong công việc.

- Thể hiện sự chủ động trong việc xây dựng và phát triển lĩnh vực quản lý đô thị và công trình; am hiểu vai trò, tác động của ngành nghề đến xã hội và các yêu cầu của xã hội đối với ngành nghề trong bối cảnh hiện tại, tương lai, ở trong nước và quốc tế. 

- Thực hiện tốt việc tự định hướng, đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực điều phối, phát huy trí tuệ tập thể. 

- Đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn về kỹ   thuật quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị và công trình đô thị nói chung.

4. Cơ hội nghề nghiệp 

Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo kỹ sư ngành Quản lý đô thị và công trình có khả năng tiếp cận nhanh với thực tiễn, thích nghi với nền kinh tế của nước ta và có đủ khả năng vươn lên trong nhiều lĩnh vực trong nước cũng như ngoài nước. Cụ thể: 

- Làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, tổ chức chính trị xã hội và tổ chức nghề nghiệp liên quan đến Quản lý đô thị và công trình, Quản lý quy hoạch đô thị; 

- Làm việc trong các tổ chức, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật với các vị trí quản lý dự án, vận hành và khai thác công trình; 

- Làm việc trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học liên quan đến xây dựng chính sách đô thị và quản lý đô thị.

5. Điều kiện tuyển sinh và thời gian đào tạo

- Mã trường: DTM

- Mã ngành đào tạo: 7580106

- Bậc đào tạo: Đại học Chính quy

- Thời gian đào tạo: 4,5 năm (9 học kỳ)

- Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT trở lên

zalo
028 399 14215